Chất lượng âm thanh khi truyền dẫn qua Bluetooth có bị giảm đi hay không?

02-03-2022 00:45:08 15990

Có thể nói thị trường âm thanh hiện nay đang được 'không dây hóa'. Những thiết bị tích hợp Bluetooth như điện thoại, máy tính, tai nghe, loa nghe nhạc… đã quá quen thuộc với chúng ta.

Tuy nhiên, công nghệ Bluetooth là gì, có tác dụng thế nào và và chất lượng âm thanh khi truyền dẫn qua Bluetooth có bị giảm đi hay không thì không phải ai cũng nắm rõ. Trong bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu thêm về công nghệ này nhé!

Bluetooth là gì?

Bluetooth là sự trao đổi dữ liệu không dây tầm gần giữa các thiết bị điện tử. Công nghệ này hỗ trợ việc truyền dữ liệu qua các khoảng cách ngắn giữa các thiết bị di động như điện thoại di động, tablet, laptop với nhau và với thiết bị cố định mà không cần một sợi cáp để truyền tải.

Bluetooth sử dụng sóng Radio tần số 2.4GHz. Tuy sử dụng cùng tần số với công nghệ Wifi nhưng chúng không hề xung đột với nhau vì Bluetooth sử dụng tần số có bước sóng ngắn hơn.

Bluetooth là một chuẩn điện tử, điều đó có nghĩa là các hãng sản xuất muốn có đặc tính này trong sản phẩm thì họ phải tuân theo các yêu cầu chuẩn của Bluetooth cho sản phẩm của mình. Những chỉ tiêu kỹ thuật này bảo đảm cho các thiết bị có thể nhận ra và tương tác với nhau khi sử dụng công nghệ Bluetooth.

Bluetooth ban đầu không được tạo ra để giải trí truyền âm thanh, mà dùng để kết nối tai nghe điện thoại và loa ngoài.

Các loại Codec tùy chọn cho Bluetooth

Tất cả các tai nghe và loa Bluetooth trên thị trường đều được trang bị Codec SBC (Low-complexity subband codec). SBC không có giới hạn về Bitrate, nên trên lý thuyết có thể truyền tải được nhạc chất lượng cao, các nhà sản xuất sản phẩm thường giới hạn mức Bitrate xuống còn khoảng 345 Kbps. SBC có ưu điểm là miễn phí, là chuẩn không bản quyền nên bất cứ ai cũng có thể sử dụng được. Hiện nay có nhiều Codec hiệu quả hơn, song các hãng vẫn trang bị SBC để 'dự phòng'.

Chuẩn cao cấp hơn là AAC (Advanced audio coding), được phát triển bởi Apple và đã được các nhà sản xuất Android sử dụng. Codec này có cả mặt lợi và hại. Mặt lợi đó là Codec này hỗ trợ truyền tải các file MP3, M4A, và ALAC từ smartphone tới thiết bị nhạc mà không qua bất cứ một bước nén thêm nào. Trên lí thuyết, thì định dạng này cho chất lượng âm thanh không dây không khác gì có dây, nếu sử dụng cùng một cặp tai nghe. Nhưng AAC lại là một công nghệ độc quyền bởi Apple, nên những ai muốn sử dụng sẽ phải 'xì tiền' cho hãng này.

Chuẩn mới được phát triển gần đây nhất là Qualcomm apt-X, được tích hợp sẵn trên các smartphone Android có vi xử lý từ hãng này. Hiện trong các sản phẩm Apple thì chỉ có máy tính Mac hỗ trợ apt-X, nên iPhone và iPad khi sử dụng với tai nghe, loa có apt-X thì vẫn sẽ chuyển lại 2 chuẩn cũ là AAC và SBC. Chuẩn apt-X đời đầu vẫn sẽ nén nhạc trước khi truyền không dây giống với SBC.

Codec thú vị hơn là apt-X HD (High Definition), sử dụng Bitrate cao hơn là 576 kbps. aptX-HD có thể truyền được nhạc 'chất lượng cao' dạng 24bits, lấy mẫu 48.000 lần trên giây. Đây là một chuẩn được nhiều người tin dùng, vì vẫn nén nhạc nhưng gần với chất lượng bản gốc nhất, dù là sử dụng nhạc 24bits hạng nặng.

Thành viên cuối cùng của gia đình apt-X đó là apt-X LL (Low Latency - ít trễ). Apt-LL có chất lượng tương tương với apt-X đời đầu, nhưng tìm cách để giảm độ trễ tín hiệu giữa smartphone và tai nghe/loa tới mức tối thiểu. Đây là chuẩn phù hợp với việc xem phim, xem video và chơi game, giúp tránh hiện tượng 'hình đi một nơi, tiếng đi một nẻo'. Độ trễ trung bình của apt-X LL rơi vào khoảng 32ms, thấp hơn các Codec khác - 80 đến 140ms.

Có một chuẩn Codec nữa ít người biết tới là LDAC của Sony, có khả năng truyền tín hiệu tốt nhất trong các Codec Bluetooth. LDAC có thể truyền nhạc 24 bits/96 KHz, với Bitrate lên tới 990 Kbps. LDAC hiện mới chỉ được áp dụng trên một vài smartphone và tai nghe của Sony, bắt đầu từ Android 8.0 thì chuẩn này mới được mở cho các OEM khác sử dụng.

Chất lượng âm thanh khi truyền dẫn qua Bluetooth có bị giảm đi hay không?

Mặc dù Bluetooth thường được triển khai làm giảm chất lượng âm thanh ở các mức độ khác nhau, nhưng nó không nhất thiết phải như vậy. Chủ yếu tùy thuộc vào các nhà sản xuất thiết bị để sử dụng Bluetooth theo cách làm giảm chất lượng âm thanh ít nhất – hoặc tốt nhất. Sau đó bạn phải xem xét rằng sự khác biệt tinh tế giữa các codec âm thanh có thể bị giảm chất lượng ngay cả trên một hệ thống thực sự tốt. Trong hầu hết các tình huống, Bluetooth sẽ không có tác động đáng kể đến chất lượng âm thanh của thiết bị âm thanh. Nhưng nếu bạn đã từng kiểm chứng các loại kết nối, bạn luôn có thể thưởng thức âm nhạc bằng cách kết nối các nguồn bằng dây cáp âm thanh.

-------------

Xem thêm: Nguồn điện cho hệ thống âm thanh có quan trọng hay không?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
DAC có giúp hát karaoke hay hơn? Giải đáp chi tiết
DAC có giúp hát karaoke hay hơn? Giải đáp chi tiết

Khi thiết lập hệ thống karaoke tại gia, nhiều người tự hỏi liệu việc sử dụng DAC (Digital-to-Analog Converter) có thể cải thiện chất lượng hát karaoke hay không. Bài viết này sẽ phân tích vai trò của DAC trong dàn karaoke và đánh giá xem liệu nó có thực sự giúp nâng cao trải nghiệm hát karaoke hay không.?

Kết nối vang cơ với amply: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z
Kết nối vang cơ với amply: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

​Kết nối vang cơ với amply là một bước quan trọng trong việc thiết lập hệ thống âm thanh chất lượng cao, giúp cải thiện hiệu ứng âm thanh và giảm thiểu hiện tượng hú rít. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách kết nối vang cơ với amply, cùng tìm hiểu nhé!

Tai nghe bị rè, không rõ tiếng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tai nghe bị rè, không rõ tiếng: Nguyên nhân và cách khắc phục

​Tai nghe là một phụ kiện không thể thiếu trong đời sống hiện đại, giúp chúng ta thưởng thức âm nhạc, xem phim hay thực hiện các cuộc gọi một cách tiện lợi. Tuy nhiên, việc tai nghe bị rè, âm thanh không rõ ràng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục tình trạng này.​

TOP tai nghe chống ồn chủ động ANC đáng xuống tiền
TOP tai nghe chống ồn chủ động ANC đáng xuống tiền

Bạn đang tìm kiếm một chiếc tai nghe chống ồn chủ động (ANC) chất lượng, đáng đầu tư? Với công nghệ tiên tiến, khả năng triệt tiêu tiếng ồn hiệu quả, những mẫu tai nghe dưới đây sẽ giúp bạn tận hưởng âm nhạc trọn vẹn ở mọi không gian.

Tai nghe in-ear là gì? 7 lý do bạn nên sở hữu ngay
Tai nghe in-ear là gì? 7 lý do bạn nên sở hữu ngay

Tai nghe in-ear ngày càng trở nên phổ biến nhờ thiết kế nhỏ gọn, tiện lợi và chất lượng âm thanh ấn tượng. Vậy tai nghe in-ear là gì và tại sao bạn nên sở hữu ngay một chiếc?

Bộ tiền khuếch đại là gì? Vai trò trong hệ thống âm thanh
Bộ tiền khuếch đại là gì? Vai trò trong hệ thống âm thanh

Trong thế giới âm thanh, để có được trải nghiệm nghe nhạc tuyệt vời, không thể bỏ qua vai trò của bộ tiền khuếch đại. Vậy bộ tiền khuếch đại (preamplifier) thực chất là gì và nó đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc tạo nên chất lượng âm thanh của cả hệ thống?

TIN NỔI BẬT Xem toàn bộ
DAC có giúp hát karaoke hay hơn? Giải đáp chi tiết
DAC có giúp hát karaoke hay hơn? Giải đáp chi tiết

Khi thiết lập hệ thống karaoke tại gia, nhiều người tự hỏi liệu việc sử dụng DAC (Digital-to-Analog Converter) có thể cải thiện chất lượng hát karaoke hay không. Bài viết này sẽ phân tích vai trò của DAC trong dàn karaoke và đánh giá xem liệu nó có thực sự giúp nâng cao trải nghiệm hát karaoke hay không.?

Kết nối vang cơ với amply: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z
Kết nối vang cơ với amply: Hướng dẫn chi tiết từ A-Z

​Kết nối vang cơ với amply là một bước quan trọng trong việc thiết lập hệ thống âm thanh chất lượng cao, giúp cải thiện hiệu ứng âm thanh và giảm thiểu hiện tượng hú rít. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách kết nối vang cơ với amply, cùng tìm hiểu nhé!

Tai nghe bị rè, không rõ tiếng: Nguyên nhân và cách khắc phục
Tai nghe bị rè, không rõ tiếng: Nguyên nhân và cách khắc phục

​Tai nghe là một phụ kiện không thể thiếu trong đời sống hiện đại, giúp chúng ta thưởng thức âm nhạc, xem phim hay thực hiện các cuộc gọi một cách tiện lợi. Tuy nhiên, việc tai nghe bị rè, âm thanh không rõ ràng có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến và cách khắc phục tình trạng này.​

Zalo Facebook 0777 300 400 0987 630 409