“Nhất điện - Nhì phòng - Tam kê - Tứ kệ” đây là câu nói thường được giới audio truyền nhau để có được chất lượng âm thanh hay, an toàn và khai thác được tối đa các thiết bị. Vì vậy, trong bài viết dưới đây, HD Audio sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm sử dụng nguồn điện audio để có chất lượng hay nhất.
Sử dụng đúng điện áp cho các thiết bị
Hiện nay, có 3 loại điện áp khá phổ biến mà các bạn đang dùng đó là điện 100V, 120V và 220V. Lý do có sự khác biệt đó là do quyết định lựa chọn xây dựng hệ thống điện hạ thế của mỗi quốc gia khác nhau.
Sử dụng đúng nguồn điện cho thiết bị âm thanh
- Điện 100V gắn liền với thiết bị của Nhật
- Điện 120V gắn với thiết bị của Mỹ
- Điện 220V gắn với thiết bị ở Việt Nam và phương Tây.
Trong quá trình sử dụng, các nhà sản xuất các thiết bị cho phép sử dụng hệ số ±5%. Điều này nghĩa là điện áp thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn mức điện áp quy định của thiết bị vẫn có thể sử dụng bình thường.
VD: Đồ 100V của Nhật cắm 95V hoặc 105V thì đều có thể sử dụng được bình thường. Tuy nhiên chúng ta nên sử dụng đúng loại điện áp. Bởi nếu không chúng sẽ xảy ra tình trạng chập cháy thiết bị.
Lưu ý, điện áp định danh là như vậy, nhưng nó cho phép sai số +- 5%, cũng đồng nghĩa với việc nếu thiết bị ghi dùng điện 100V thì có thể dùng từ 95 - 105V mà không ảnh hưởng tới độ bền của thiết bị. Với 220V thì hạ thế khá rộng từ 220 - 240V, nên bạn có thể thoải mái chọn các thiết bị này.
Sử dụng dây tiếp địa
Hiện nay, ở Việt Nam đã có ổ cắm có 3 chân, tuy nhiên vào 10 năm về trước do kinh tế eo hẹp thì hầu hết các gia đình chỉ dùng ổ cắm có 2 chân. Lúc đó, chỉ có pha mát và pha lửa, phần tiếp đất ít ai để ý đến. Nhưng hiện giờ, hầu hết các thiết bị đều dùng 3 chân gọi là chuẩn Mỹ - zắc khá phổ biến hiện nay từ nồi cơm điện cho tới bàn là,....
Sử dụng đúng loại dây tiếp địa
Tuy nhiên, khi đấu cần lưu ý sử dụng 2 loại dây trắng đen hoặc đen đỏ. Dây đỏ cắm vào dây lửa vào chân có ký hiệu L, còn dây đen cắm vào dây không vôn chân ghi chữ N, dây màu xanh vàng điển hình là loại dây tiếp đất có ký hiệu chữ E hoặc có 3 gạch.
Lưu ý, khi lắp đặt nhớ lắp đủ các dây tiếp địa trong hệ thống điện. Bởi nếu không lắp dây tiếp địa thì sẽ không chống nhiễu điện được và người chơi audio vẫn bị điện giật bởi điện cảm ứng. Khi có tiếp địa thì âm thanh sẽ không bị sôi ù, nhạc tính chi tiết, rõ nét, có tiếp địa thì khi thay thế và nâng cấp các loại phụ kiện dây nguồn dây loa, dây AV sẽ thấy rõ sự khác biệt về âm thanh khi thay thế chúng.
Do vậy, tiếp địa chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong các thiết bị chơi audio, hình ảnh minh họa cho các cọng dây nguồn Hi-end có bán tại HD Audio.
Sử dụng lọc điện để có điện sạch
Dùng lọc điện để có âm thanh hay nhất
Trong thực tế, trong nguồn điện hạ thế có rất nhiều loại nhiễu, từ nhiễu radio, nhiễu từ trường hay nhiễu cao áp do sử dụng máy giặt, motor, hàn xì,.... Nhiễu xâm nhập vào hệ thống audio và làm chất lượng giảm đi, tăng độ ồn, nghe khó chịu và không cho âm thanh trong trẻo.
Do vậy, để khắc phục vấn đề này thì chúng ta nên ưu tiên sử dụng các bộ lọc nhiễu nguồn điện, biến áp cách ly tích hợp hoặc lọc điện chuyên dụng cho hệ thống audio.
Trên đây là một số chia sẻ về kinh nghiệm sử dụng nguồn điện chơi audio. Hy vọng nó sẽ hữu ích và giúp bạn có được âm thanh hay, trong trẻo nhất.