Chắc hẳn không ít người chơi âm thanh đều từng đặt ra câu hỏi: Tại sao dàn âm thanh lại có nhiễu? Ảnh hưởng của nó đối với âm thanh ra sao? Và làm thế nào để giải quyết nhiễu cho dàn âm thanh?
Trong thế giới audiophile, không ít người chơi sở hữu những hệ thống thiết bị âm thanh đắt giá nhưng lại quên đi việc đầu tư cho hệ thống nguồn điện, khiến cho những thiết bị audio không thể phát huy hết hiệu năng trình diễn âm thanh xuất sắc của chúng.
Ở bài viết ngày hôm nay các bạn hãy cùng HD Audio đi tìm hiểu kỹ về vấn đề này nhé.
Nhiễu điện là gì? Nguyên nhân gây nhiễu của nguồn âm thanh?
Như chúng ta đã biết, nguồn AC từ ổ cắm trên tường có điện thế 110V hoặc 220V, dạng sóng hình Sin, có tần số 50/60 Hz sẽ là nguồn điện cung cấp cho hệ thống âm thanh thông qua một dây dẫn gọi là dây dẫn nguồn.
Cũng chính nguồn điện này cung cấp cho tất cả các thiết bị điện sinh hoạt khác trong nhà của chúng ta. Trong quá trình sử dụng, các thiết bị điện sử dụng chung nguồn điện AC này sẽ tạo ra tín hiệu nhiễu, tín hiệu này sẽ phản hồi về và theo đường dây dẫn nguồn AC đi vào hệ thống âm thanh. Tín hiệu nhiễu này gọi là nhiễu điện từ (EMI).
Các loại nhiễu này sinh ra từ đâu?
Một số thiết bị điện tử gia đình như tủ lạnh, máy xay, máy hút bụi… sẽ tạo ra nhiễu tần số cao cho đường dây dẫn nguồn AC. Các loại xe cộ chạy ngoài đường cũng tạo ra nhiễu cho nguồn điện.
Ngoài ra, dây dẫn nguồn cũng có thể bị ảnh hưởng bởi các trạm phát sóng AM, trạm thu phát điện thoại vì bản thân các dây dẫn nguồn hoạt động như một trạm antenna, tín hiệu AM sẽ xếp chồng lên điện áp có tần số 50/60 Hz.
Một nguyên nhân khác có thể gây nhiễu EMI chính là hệ thống âm thanh của chúng ta. Đầu máy CD, DVD, các thiết bị xử lý số, các thiết bị chuyển đổi CD hay bất kỳ thiết bị nào có sử dụng bộ vi xử lý, chúng gây nhiễu cho nguồn điện bằng cách truyền các tạp nhiễu này đến dây dẫn nguồn điện thong qua các dây kết nói tín hiệu bên trong chúng. Các tạp âm này sẽ theo đường dây nguồn đi vào vùng tiền khuếch đại và bộ nguồn của các thiết bị âm thanh, làm hạn chế khả năng trình diễn âm nhạc của thiết bị này.
Ngoài việc gây nhiễu cho đường nguồn AC, các thiết bị âm thanh có thiết kế mạch điện số cũng gây nhiễu cho các thiết bị khác bằng cách phát ra sóng vô tuyến hay sóng RF qua môi trường không khí.
Các mạch số hoạt động bằng xung nhịp và các chuyển mạch điện tử trong dải tần số của sóng AM; vì vậy, chúng sẽ tạo tín hiệu nhiễu RF, tín hiệu nhiễu này rất dễ dàng đi vào các thiết bị điện tử của chúng ta.
Ngoài các nguyên nhân gây nhiễu cho đường nguồn AC như qua môi trường không khí, qua các dây dẫn tín hiệu bên trong các thiết bị, tín hiệu nhiễu còn được các máy móc điện tử truyền qua lại với nhau thông qua đường tiếp đất của nguồn điện AC. Đường tiếp đất này nối tất cả các khung sườn của hệ thống âm thanh lại với nhau. Vì vậy, nếu một trong các thiết bị có đường tiếp đất bị nhiễu thì toàn bộ hệ thống thiết bị cũng bị ảnh hưởng theo. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là do các tụ lọc nguồn trong các thiết bị đã bị yếu hoặc hỏng.
Như vậy, trên thực tế bộ dàn âm thanh của chúng ta phải sử dụng một nguồn điện “bị ô nhiễm” bởi vô số các loại nhiễu và xung từ hệ thống điện và môi trường bên ngoài. Những xung nhiễu này làm hạn chế khả năng trình diễn âm thanh của dàn máy.
Làm thế nào để giải quyết nhiễu cho dàn âm thanh? Sức ảnh hưởng của lọc nguồn đối với hệ thống âm thanh ra sao?
Qua nhiều thử nghiệm và trải nghiệm thực tế, các chuyên gia về âm thanh đã đúc kết được rằng để có thể cung cấp “nguồn điện sạch” cho dàn máy thì cách đơn giản nhất là sử dụng một thiết bị lọc nguồn AC. Thiết bị lọc nguồn không những cung cấp cho dàn máy của bạn “thực phẩm sạch” mà còn bảo vệ ngăn ngừa một số hư hỏng không đáng có bằng cách dập, hoặc hấp thụ một số xung điện cao áp xảy ra khi có sấp chớp hoặc khi đóng ngắt các thiết bị.
Hầu hết các thiết bị lọc nguồn điện đều có khả năng tinh lọc dòng điện áp AC đi vào và triệt tiêu các tạp nhiễu trong dây dẫn. Một số bộ lọc còn có khả năng cách li từng thiết bị riêng biệt trong hệ thống máy móc bằng những biến áp cách li nhỏ. Những biến áp này sẽ phá vỡ mối liên kết về vật lý giữa các thiết bị, ngăn chặn tín hiệu nhiễu lan truyền từ thiết bị này sang các thiết bị khác.
Như vậy chất lượng của nguồn điện cho hoạt động của thiết bị âm thanh sẽ được cải thiện đáng kể nhờ sự góp mặt của lọc nguồn. Những tín hiệu điện đi qua lọc nguồn đã được lọc sạch những vết bẩn và được truyền tải đến thiết bị âm thanh với độ tinh khiết cao, điện áp và dòng ổn định. Có thể nói khi nâng cấp dàn âm thanh bằng bộ lọc nguồn thì hiệu quả thấy được rất rõ ràng.
Ngoài ra, thiết bị này còn có khả năng bảo vệ hệ thống máy móc của bạn khi có sự cố sấm sét, hay trước các xung điện mạnh.
Nên chọn một thiết bị lọc nguồn như thế nào?
Không phải tất cả các thiết bị lọc nguồn đều đáp ứng đầy đủ yêu cầu của người sử dụng, có loại có ưu điểm mặt này nhưng hạn chế mặt khác. Tuy nhiên, tính năng cơ bản của những thiết bị này là cung cấp nguồn sạch và bảo vệ hệ thống thiết bị điện tử của bạn.
Một thiết bị lọc nguồn không thể làm cho hệ thống âm thanh không hay trở nên hay lên được, chúng chỉ đơn thuần tạo ra môi trường nguồn AC sạch, thích hợp cho hệ thống âm thanh trình diễn hết khả năng của mình mà thôi. Một thiết bị lọc nhiễu tốt sẽ cho thấy lợi ích rõ rệt của nó đối với tín hiệu âm thanh, nó sẽ tạo ra một nền âm “tinh khiết” ít tạp âm và nhiễu. Âm nhạc sẽ sống động hơn trong môi trường này. Tiếng treble sẽ êm và bay bỗng hơn.
Chúng ta không thể thưởng thức âm nhạc một cách trọn vẹn mà không có thiết bị lọc nguồn cho hệ thống âm thanh.
Nếu bạn chưa thử trang bị một thiết bị lọc nguồn cho hệ thống âm thanh của mình, bạn sẽ không bao giờ chứng kiến được hệ thống âm thanh của mình trình diễn với 100% khả năng của nó như thế nào.
Để tham khảo các bộ lọc nguồn đang được giới audiophile lựa chọn sử dụng nhiều nhất hiện nay, các bạn hãy tham khảo ngay TẠI ĐÂY nhé.
---------------