Một bộ dàn âm thanh dù là âm thanh gia đình đến âm thanh sự kiện, âm thanh sân khấu dù có chất lượng hay tốt đến đâu đi chăng nữa mà thiếu đi chiếc amply sẽ khiến cho những đôi loa kém sôi nổi đi rất nhiều.
Trong thực tế, Amply đảm nhiệm vai trò khuếch đại tín hiệu ra loa với công suất lớn, nó tương tự như cục đẩy công suất nhưng sử dụng ở mức vừa phải và hợp lý hơn đối với âm thanh karaoke. Rất nhiều người hiện nay đang tin tưởng và sử dụng sản phẩm này, tuy nhiên vẫn còn một số người chưa biết cách nhận biết công suất thực sự của amply để sử dụng chúng một cách hoàn hảo nhất.
Công suất thực của amply là gì?
Trước tiên chúng ta cần biết công suất thực của amply là gì?
Amply công suất lớn có 2 giá trị công suất, công suất thực và công suất đỉnh đầu ra của amply. Hai giá trị công suất này có gì khác nhau?
- Công suất đỉnh đầu ra - Peak Music Power Output (PMPO) là mức công suất lớn nhất mà amply có thể đạt được trong một khoảng thời gian ngắn. Với mức công suất này thì amply và loa có thể bị cháy.
- Công suất thực – Root Mean Squared (RMS) là mức công suất thực sự của amply. Công suất đỉnh đầu ra có thể lớn hơn công suất thực từ 20 đến 50 lần.
Ví dụ khi bạn đi mua một chiếc amply, nhân viên tư vấn sẽ nói với bạn rằng chiếc amply này có công suất lên đến 2400W. Nhưng thực chất đó là công suất đỉnh đầu ra, còn công suất thực tế của amply chỉ khoảng 120W mà thôi.
Chính vì thế, khi lựa chọn một thiết bị amply hãy tìm hiểu thật kĩ về công suất của nó.
Công suất thực của amply nhận biết ở đâu?
Theo lý thuyết thì công suất thực sự của một amply bằng tích của điện áp trên tải loa và dòng điện qua tải loa đó khi sử dụng. Nhưng thật ra để biết công suất thật của amply còn nhiều phức tạp và cần phải có nhiều thiết bị như máy tạo sóng âm tần, điện trở mẫu, voltmetre điện tử. Điều này cho thấy công suất thực sự của amply so với công suất được ghi trên sản phẩm nhỏ hơn rất nhiều, cho nên muốn nhận biết được công suất chuẩn đòi hỏi ta phải am hiểu thực sự về amply mới phát hiện ra được.
Trong thực tế, để biết công suất thật ở một mức volume nào đó, ta có thể làm như sau: Dùng một voltmetre xoay chiều đo trực tiếp điện áp trên hai đầu cọc loa khi máy đang chạy và áp dụng công thức:
Công suất thật = U2/R
Trong đó: U là điện áp.
R là trở kháng loa.
Tuy nhiên, vì tín hiệu âm thanh luôn luôn thay đổi nên phép tính này không hoàn toàn chính xác và chỉ mang tính chất tham khảo. Muốn có thiết bị chính xác bạn cần có những thiết bị phức tạp hơn như: Máy tạo sóng âm tần, voltmetre điện tử, điện trở mã.
Amply đạt công suất bao nhiêu thì phù hợp cho dàn âm thanh hay
Rất nhiều người có chung suy nghĩ là công suất amply càng lớn thì sẽ cho âm thanh càng hay hơn, tuy nhiên sự thực lại không hẳn là như vậy. Trước tiên bạn cần hiểu rõ công suất amply là một yếu tố đặc trưng cho “sức mạnh” của amply đó, còn chất lượng âm thanh lại là một yếu tố về mặt “chất”, nghĩa là 2 amply cùng công suất 1000W chưa chắc đã cho âm thanh tương đồng nhau.
Theo kinh nghiệm làm âm thanh chuyên nghiệp, với một cặp loa 8 Ω, có độ nhạy trung bình, khoảng 90 dB và một phòng nghe rộng khoảng 20m2 thì công suất amply cần thiết để nghe ở mức dễ chịu chỉ cần khoảng 20 – 25 W RMS là đủ và tối đa cũng không vượt quá 40W (công suất thật). Như vậy, thực chất chúng ta vẫn thường đầu tư vào những chiếc amply có công suất quá dư so với yêu cầu sử dụng thông thường. Với phòng nghe có kích thước 25 – 30 m2, loa 90 dB và mức nghe to vừa phải, bạn sắm một amply có công suất thật 60 – 70 W RMS là đạt yêu cầu.
Trên đây là bài viết chia sẻ tới các bạn những kiến thức cơ bản về công suất của amply. Hy vọng đây sẽ là kiến thức bổ ích giúp các bạn lựa chọn được những chiếc amply phù hợp và chất lượng nhất.
----------------------