Nếu như trong thiết kế loa có bộ phận nào khiến nhà sản xuất phải bỏ nhiều công sức, đầu tư nhiều thời gian và tiền bạc vào nhất thì đó chính là củ loa, đặc biệt là màng loa. Vậy màng loa là gì? Bài viết này HD Audio sẽ chia sẻ tới các bạn thông tin chi tiết về “màng loa và những điều… bạn chưa biết!” nhé.
Màng loa là gì?
Màng loa là một trong những bộ phận quan trọng quyết định một chiếc loa có tốt hay không. Màng loa quyết định đến sắc thái cũng như chất lượng âm thanh phát ra.
Cụ thể màng loa hay có tên gọi khác là nón loa, là một trong những bộ phận của loa. Khi được kích hoạt để hoạt động thì màng loa sẽ bắt đầu đẩy không khí ngược và xuôi để có sóng âm thanh.
Vì sao màng loa lại quan trọng đến vậy?
Trong ứng dụng thực tế, màng loa là một bộ phận trực tiếp chuyển những tín hiệu từ ampli đến cuộn voice coil thành âm thanh. Một màng loa được gọi là lý tưởng khi rung mạnh không bị uốn cong và có thể ngừng ngay lập tức để chuyển sang một dải âm khác nhanh chóng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến nhà sản xuất phải đầu tư tiền bạc, công sức nhiều nhất.
Đối với màng loa thì thiết kế đóng một vai trò vô cùng quan trọng bởi chính màng loa sẽ tạo ra hiệu suất tổng thể cho âm thanh của loa.
Những loại màng loa phổ biến trên thị trường hiện nay
Hiện nay, trên thị trường có đa dạng vật liệu làm màng loa, trong đó phổ biến nhất là: Màng loa làm bằng giấy, bằng gỗ, bằng kim loại hay thậm chí là làm bằng nhựa tổng hợp và gốm. Trong đó:
Bằng giấy
Màng loa giấy được ứng dụng rộng rãi trong các dòng loa bass rời chuyên nghiệp. Từ dòng loa tầm trung đến dòng loa giá rẻ. Màng loa giấy là loại vật dụng sử dụng thay thế cho màng loa nhựa hay kim loại không chỉ bởi có giá thành hợp lý. Mà còn có khả năng tái tạo âm thanh.
Màng loa bằng giấy là chất liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Đa số những dòng loa gia đình hiện nay đều sử dụng màng loa này, vì dễ chế tạo cũng như dễ sửa chữa khi hư hỏng mà giá thành tương đối rẻ.
Bên cạnh đó, chất lượng âm thanh của màng loa bằng giấy cực tốt, mang lại chất âm chân thực và hấp dẫn vì thế mà loại vật liệu này rất phù hợp để sử dụng cho các mẫu loa tạo ra những âm thanh có độ ấm cao.
Bằng gỗ
Các loại màng loa được sản xuất từ gỗ cho ưu điểm là mang lại hiệu quả âm thanh tốt. Chất lượng màng loa lại bền bỉ theo thời gian. Khi sử dụng loa rời có màng loa làm từ chất liệu gỗ đảm bảo cho chất âm có độ phân giải cao. Cùng với tốc độ truyền âm tốt. Bên cạnh đó, âm thanh của màng loa khi phát ra rõ ràng hơn và hạn chế sự cộng hưởng do độ giảm rung vừa đủ của gỗ.
Màng loa được chế tạo bằng kim loại
Một trong những ưu điểm của kim loại là khả năng tản nhiệt rất tốt của nó. Và khả năng đó được các nhà sản xuất đưa vào ứng dụng sản xuất màng loa. Màng loa được làm bằng kim loại thường được sử dụng những chất liệu như: Titanium, Aluminum,… Những vật liệu được làm bằng kim loại này thường xuất hiện trong những loa có công suất lớn.
Các dòng loa có màng kim loại thường tạo ra âm thanh có âm trầm, ít trung thực nhưng tạo cho người nghe cảm giác gần gũi và ấm áp hơn.
Đối với những dòng loa được làm bằng màng kim loại thì có giá thành khá cao bởi màng loa được làm bằng kim loại khá đẹp, cứng cáp, mang lại sự độc đáo trong dàn âm thanh.
Màng loa được chế tạo bằng nhựa tổng hợp và gốm
Ưu điểm lớn nhất của loại màng loa nhựa tổng hợp và gốm này là giá thành rẻ. Khả năng tản nhiệt khá tốt và độ bền cao. Chúng được xem như một giải pháp hữu hiệu cho việc sản xuất loa công suất lớn với chi phí và mức giá cả cạnh tranh.
Tuy nhiên, nhược điểm của các loại màng loa được chế tạo bằng nhựa tổng hợp và gốm này là âm thanh chúng tái tạo không tự nhiên.
Nguyên nhân nào khiến màng loa bị rách?
Rách màng loa là trường hợp chúng ta thấy khá nhiều với những người sử dụng loa, nhất là với màng loa được làm bằng giấy. Tuy nhiên, việc rách màng loa còn nằm ở một số trường hợp khác nhau như rách viền màng loa và màng loa bị tách ra khỏi gân loa.
Khi bạn mở âm lượng hết cỡ quá lớn, làm tần số âm thanh thay đổi trực tiếp có thể làm màng loa bị tách viền thậm chí là rách cả màng loa. Một số trường hợp khách quan dẫn đến tình trạng màng loa bị rách như do va đập, côn trùng gặm nhấm, loa bị đổ nước,…
Hướng dẫn sửa loa bị rách màng nhanh chóng tại nhà
- Chuẩn bị: Keo dán màng loa chuyên dụng, màng loa đúng kích cỡ của loa đang sử dụng.
- Các bước dán màng loa:
Bước 1: Tháo lắp chắn bụi ở bên ngoài màng loa, sau đó vệ sinh bụi bẩn có trên màng loa và để màng loa khô ráo.
Bước 2: Tra keo chuyên dùng để dán màng loa mới lên bề mặt của màng loa cũ mà bạn muốn dán.
Bước 3: Chờ 10 - 15 phút để dung môi của keo được khô.
Bước 4: Ép 2 bề mặt dán màng loa lên nhau, cố gắng giữ cố định để hai màng loa dính với nhau tốt hơn.
Lưu ý: Khi dán keo xong thì bạn nên để khoảng 24 tiếng để khô vết dán và ổn định cứng chắc hơn cho màng loa với loa nhé.