Nghe nhạc trên Youtube, Spotify, Zing có cần mua DAC giải mã? Đây là câu hỏi được rất nhiều bạn thắc mắc. Vì vậy, trong bài viết này HD Audio sẽ giải đáp chi tiết giúp bạn.
Nghe nhạc online có nên đầu tư DAC rời không?
Nghe nhạc online có cần đầu tư DAC rời?
Nếu chỉ nghe nhạc trên mạng thôi thì chất lượng cũng không có được lossless thì có cần sử dụng DAC rời hay không thì câu trả lời chính là nhu cầu của các bạn. Nếu bạn hỏi khi cắm một chiếc DAC rời vào nguồn nhạc trên mạng, liệu việc nghe nhạc có hay hơn so với việc sử dụng cổng tích hợp trên máy tính? Câu trả lời là có và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được sự khác biệt.
Thực tế, việc sử dụng cả nhạc lossless offline và stream online thì việc nghe nhạc online trở nên tiện lợi hơn rất nhiều từ kho nhạc cho đến những tính năng thông minh và tiện lợi. Có khá nhiều người dành khoảng hơn 80% thời gian nghe nhạc hàng ngày để sử dụng Youtube Music cho tiện và nhiều lúc cũng nghe nhạc của Youtube Music và Spotify luôn.
Nghe nhạc online có cần đầu tư DAC rời?
Chất lượng nhạc của các dịch vụ stream nhạc không bằng được so với nhạc offline. Tuy nhiên, vẫn có những điểm mà bạn có thể nghe và nhận thấy được sự khác biệt giữa các DAC dù chỉ là Youtube. Do vậy, các bạn nên cần tập trung vào các nhạc cụ để dễ dàng nhận thấy sự khác nhau chi tiết trong không gian, thời gian, tiếng rung và tiếng anh chưa kể nhiều vấn đề liên quan đến màu âm ấm lạnh, sáng tối,..
Và câu trả lời thực sự cho câu hỏi “Bạn có cần một chiếc DAC hay không?” thì bạn nên tự trải nghiệm và xác định nhu cầu thực sự của mình. Ví dụ, các bạn đang sử dụng dàn âm thanh gì, tai nghe nào, cần sử dụng cổng output và input như thế nào? Hoặc bạn muốn phối ghép để có được chất âm như nào?
Kinh nghiệm sử dụng laptop/ PC để nghe nhạc
Đây là một kinh nghiệm mà mình muốn chia sẻ với các bạn đang sử dụng laptop hoặc PC để nghe nhạc. Khi các bạn đầu tư một chiếc DAC để tránh tình trạng sôi nền, tiếng rè rè và cải thiện chất lượng âm thanh, điều đầu tiên các bạn cần làm là kiểm tra phần nguồn PSU/Adapter của máy. Thường thì đây là nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng rè, xì nền, và nếu không giải quyết được vấn đề này, việc mua một chiếc DAC có thể sẽ không giải quyết được vấn đề.
Tiếp theo, đừng quá kỳ vọng vào những DAC rẻ tiền vì chúng thường không có hiệu quả lớn hơn so với giải pháp tích hợp trong máy tính. Mình đã từng thử nhiều DAC/Amp trong tầm giá 1,2 triệu đồng và thực tế là rất nhiều DAC nghe không khác biệt so với cổng tích hợp trên các máy tính MSI hay MacBook.
Kinh nghiệm mua DAC giải mã
Phần cuối, mình sẽ giải thích một chút về mặt kỹ thuật để các bạn dễ hiểu hơn. Lossless là nhạc không bị suy giảm chất lượng thông tin âm thanh, còn Lossy là nhạc đã bị lược giảm thông tin âm thanh ở tần số cao để giảm dung lượng. Tuy nhiên, nhiều bạn không biết rằng các định dạng Lossy vẫn có thể là nhạc 16-bit/44.1kHz và chất lượng của chúng trên các nền tảng như Spotify, Apple Music đã khá tốt. Vì vậy, có nhiều bạn sẽ không phân biệt được đâu là MP3 hay FLAC. Tuy nhiên, nếu các bạn muốn phân biệt rõ hơn, hãy tập trung vào các thông tin âm thanh ở tần số cao và tần số thấp để xác định có hiện tượng nhiễu hoặc bể tiếng.
Tổng kết lại, nếu bạn mua một chiếc DAC tốt, chất lượng âm thanh cũng sẽ được cải thiện, dù bạn nghe nhạc lossless hay lossy. Việc nhận ra sự khác biệt cũng khá dễ dàng nếu bạn sở hữu một dàn loa hoặc tai nghe có đủ độ chi tiết. Và điều quan trọng là, để sở hữu một chiếc DAC chất lượng, không cần phải đầu tư quá nhiều tiền. Ví dụ, cỡ 3 triệu đồng đã có thể mua một chiếc DAC tốt của Anh hoặc Mỹ, và quan trọng nhất là cần phải lựa chọn một chiếc DAC phù hợp với tai nghe hoặc loa của bạn.