Vậy để có nguồn điện sạch thì nguồn điện trong dàn âm thanh cần lưu ý những gì? … Hãy cùng đọc tiếp bài chia sẻ dưới đây của HD Audio nhé!
Nếu ai đó nói các thiết bị âm thanh là CƠ THỂ còn nguồn năng lượng điện chính là MÁU để nuôi cơ thể thì HD Audio hoàn toàn đồng ý.
Thế nào là nguồn điện sạch?
Sẽ không có 1 định nghĩa nào là tuyệt đối về nguồn điện sạch, nhưng chúng ta có thể hiểu rằng, nguồn điện sạch sẽ đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí cần và đủ.
Đầu tiên nguồn điện sạch cho hệ thống âm thanh phải là nguồn điện đủ công suất đáp ứng và đủ dòng. Có thể hiểu rằng điện áp phải luôn ở mức ổn định và dòng điện phải luôn đảm bảo ở mức độ tốt nhất kể cả khi công suất khai thascc lớn và yêu cầu nội trở phải thấp. Chỉ có vậy thì nguồn điện được cung cấp từ máy điện mới trở nên nhanh chóng và khỏe hơn. Vì trong hệ thống âm thanh, ampli là thiết bị tiêu hao nhiều năng lượng điện nhất, luôn yêu cầu công suất điện áp phải cao, thì mới có đủ khả năng để tải và trình diễn hiệu quả.
Vậy để hạn chế tình trạng này, các audiophile nên làm gì?
Trong bài viết này HD Audio sẽ đề cập đến các vấn đề và giải pháp cho phần nguồn điện, các bạn có thể áp dụng tùy theo điều kiện của cá nhân mình.
Nguồn cấp điện cho dàn âm thanh sẽ bao gồm: Đường dây điện 220V, ổ cắm điện trên tường nhà, dây dẫn và ổ cắm mở rộng.
- Về đường dây điện của căn nhà
Đường điện trước tiên sẽ là đường dây điện 220V nối từ hộp điện tổng của căn nhà, đến ổ cắm dành cho dàn âm thanh.
Nếu có điều kiện các bạn nên đầu tư 1 đường dây riêng, nối từ hộp điện tổng đến phòng nghe, nhằm tránh can nhiễu đến từ các đồ dùng điện khác trong nhà.
Trong phòng nghe ta phải hạn chế tối đa việc sử dụng thiết bị điện. Các thiết bị dùng nguồn DC như sạc điện thoại, TV, máy điều hòa... là những thiết bị ta hay quên rút điện ra. Bất kỳ thiết bị gì khi cắm vào ổ cắm, hoặc sử dụng điện trong phòng nghe, đều có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh.
Chất lượng của đường dây điện trong tường nhà chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến âm thanh, nhưng đây là yếu tố ta khó khống chế được trong nhiều trường hợp, vì dây điện trong tường đã được thiết kế và lắp đặt sẵn từ khi xây nhà rồi, muốn thay đổi sẽ khá kỳ công. Ta nên thay mới đường dây và ổ cắm tường, nếu như đường dây và ổ cắm đã quá cũ, chi phí này không hề lớn so với tổng chi phí cho dàn âm thanh.
- Về phần ổ cắm
Đây là phần hay được các bác nâng cấp nhiều nhất, vì nó tách rời khỏi đường điện.
Để nâng cấp phần nguồn điện cho hệ thống audio, thì trên thị trường ngoài ổ cắm audio thuần túy còn có thêm các sản phẩm bộ lọc điện (filter) và biến áp cách ly. Việc có cần thiết sử dụng thêm lọc điện và biến áp cách ly hay không, nó sẽ phục thuộc vào cấu tạo phần nguồn trong thiết bị của các bạn.
Để được tư vấn chi tiết hơn về các sản phẩm lọc điện hay biến áp cách ly, các bạn liên hệ HD Audio ngay nhé.
Vài lưu ý khi sử dụng ổ cắm rời cho audio
Để có dàn âm thanh tối ưu, thì các bạn nên sử dụng 1 ổ cắm riêng cho amply, và 1 ổ cắm riêng cho nguồn phát (CD, DAC...).
Cũng giống như dây tín hiệu và dây loa, thì dây cẫn và ổ cắm cho audio thường có yêu cầu cao để giữ được chất lượng âm thanh. Vì vậy các bạn phải cẩn thận khi vận chuyển và sử dụng. Cần phải nhẹ tay, tránh va đập, tránh dùng lực quá mạnh khi cắm rút.
Dây dẫn cần tránh để bị gập, xoắn. Các chấu cắm cần tránh nơi độ ẩm cao, có nước và nhiều bụi bẩn, sẽ nhanh bị oxi hóa.
Những việc này có thể sẽ không làm hỏng sản phẩm nhưng về lâu dài thì nó sẽ làm giảm chất lượng âm thanh.
-------------------
Xem thêm: Góc giải đáp: Có nên sử dụng máy tính làm thiết bị phát nhạc tới DAC hay không?