Nhạc số và nhạc LOSSLESS khác biệt nhau ở điểm nào?

09-04-2024 16:29:32 1083

"Nhạc số" và "nhạc lossless" là hai thuật ngữ đã trở nên vô cùng quen thuộc trong thế giới nhạc số hiện nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng thực sự hiểu rõ về sự khác biệt giữa chúng. Vì vậy, hãy cùng HD Audio đi sâu vào tìm hiểu và tìm sự khác biệt giữa 2 loại nhạc này để có được cái nhìn toàn diện nhất nhé!

Nhạc số và nhạc LOSSLESS khác biệt nhau ở điểm nào?

Hiểu rõ về nhạc số và nhạc Lossless là gì?

Nhạc số (Digital Music)

Những thiết bị phát nhạc từ đĩa vinyl (đĩa than) hoặc băng Cassette đều là những âm thanh analog theo dạng sóng âm liên tục. Để nghe hoặc lưu trữ những bản nhạc này trên máy tính, điện thoại hoặc các thiết bị số khác thì chúng ta cần “số hóa” bản nhạc đó. Hiểu một cách đơn giản là chuyển nó từ dạng Analog sang dạng Digital, quá trình này được hỗ trợ bởi thiết bị DAC giải mã.

Khi thu âm tín hiệu từ Micro, âm thanh sẽ là dạng tương tự (Analog). Để lưu trữ và xử lý trên máy tính, tín hiệu này cần được chuyển sang dạng số. Đơn giản hơn, bạn hãy nghĩ về việc bạn chụp 1 bức tranh với máy ảnh. Ban đầu, hình ảnh đó là 1 dạng thật như phong cảnh và người. Nhưng khi bạn chụp thì máy ảnh đã “số hóa” thành hàng triệu điểm ảnh nhỏ.

Tương tự như nhạc số ADC “chụp” sóng âm và biến nó trở thành dạng số để máy tính và các thiết bị số khác có thể hiểu và xử lý.

Khi nói về nhạc số thì chúng ta sẽ nói về các dạng tệp tin âm thanh như MP3, FLAC, WAV, thậm chí là DSD,... Tất cả đều là những dạng của âm thanh đã được chuyển đổi thành dạng số hóa.

Nhạc lossless (không mất mát dữ liệu)

Nhạc lossless (không mất mát dữ liệu)

"Nhạc lossless" là thuật ngữ được sử dụng để nói lên việc các tập tin nhạc số được nén mà không làm mất đi bất kỳ thông tin âm thanh nào từ bản gốc của nó. Từ "Lossless" trong tiếng Anh nghĩa là “không mất mát”. Vì vậy, khi giải nén các file nhạc lossless thì chúng ta sẽ phục hồi hoàn toàn và trung thực so với bản gốc ban đầu. Những định dạng âm thanh phổ biến của nhạc lossless bao gồm FLAC, ALAC và WAV.

File nhạc lossless thường có dung lượng lớn hơn so với các file nhạc số nén có mất mát lossy như AAC hay mp3, nhưng chất lượng âm thanh sẽ cao hơn rất nhiều.

Tóm lại, tất cả nhạc lossless đều là nhạc số, nhưng không phải tất cả nhạc số đều là 

Tóm lại, tất cả nhạc lossless đều là nhạc số, nhưng không phải tất cả nhạc số đều là lossless. Nhạc số có thể nén mà có mất mát chất lượng hoặc không mất mát chất lượng.

Sự khác nhau giữa nhạc số và nhạc Lossless

Nhạc số là thuật ngữ rộng, chỉ cần âm nhạc được số hóa thì có thể gọi là nhạc số, kể cả nó là chất lượng thấp hay cao, nén mất mát hay không mất mát.

Nhạc Lossless là tiêu chí chất lượng cụ thể trong nhạc số. Nó ám chỉ các file nhạc số được mã hóa mà không mất đi các thông tin âm thanh gốc. 

Chẳng hạn: Nếu bạn có 1 tệp nhạc số ở định dạng Mp3 (đây là định dạng nén mất mát) và 1 tệp nhạc số ở định dạng FLAC (định dạng lossless). Cả 2 đều là “nhạc số”, nhưng sẽ chỉ có tệp FLAC mới được gọi là nhạc Lossless.

Nhạc số và nhạc LOSSLESS khác biệt nhau ở điểm nào?

  • Định dạng Flac: Là một codec âm thanh, đại diện cho việc nén âm thanh mà không ảnh hưởng đến chất lượng. Điều này có nghĩa là khi bạn nén 1 bản nhạc sử dụng FLAC bạn sẽ có file nhạc nhỏ hơn so với bản gốc, nhưng khi giải nén để thưởng thức thì chất lượng của nó vẫn sẽ giữ nguyên như ban đầu.
  • Định dạng Wav: Một hiểu lầm thường gặp là việc coi tập tin Wav là nhạc lossless. Bởi trên thực tế thì Wav không sử dụng thuật toán nén dữ liệu. Mà đây là 1 định dạng không nén, lưu trữ âm thanh ở chất lượng gốc. Do vậy, Wav thực chất là một định dạng nhạc số không nén. Tuy nhiên, nó vẫn được xem như 1 dạng của nhạc lossless, bởi thuật ngữ lossless cũng sẽ bao hàm đầy đủ nghĩa để cho ta biết đây là 1 loại chất lượng không khác so với bản gốc.

Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên bạn đọc đã hiểu rõ hơn thế nào là nhạc số và nhạc lossless. Trong thế giới âm nhạc lossless chất lượng cao, WAV và FLAC là 2 định dạng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng nhất. Mỗi định dạng sẽ có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với từng nhu cầu khác nhau của người nghe.

 

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Moondrop Harmon: Chuẩn mực mới cho tai nghe in-ear
Moondrop Harmon: Chuẩn mực mới cho tai nghe in-ear

Tai nghe Moondrop Harmon là mẫu in-ear monitor (IEM) cao cấp mới nhất của thương hiệu Moondrop. Kể từ khi ra mắt, sản phẩm này nhanh chóng thu hút sự chú ý trong cộng đồng audiophile nhờ thiết kế kỹ thuật độc đáo và chất âm ấn tượng.

Moondrop U2 – Tai nghe earbud tầm trung với thiết kế độc đáo
Moondrop U2 – Tai nghe earbud tầm trung với thiết kế độc đáo

Trong phân khúc tai nghe earbud tầm trung vốn ít lựa chọn chất lượng, Moondrop U2 xuất hiện như một làn gió mới với thiết kế độc đáo và chất âm cân bằng, tự nhiên. Đây là lựa chọn hấp dẫn cho người yêu nhạc vocal, acoustic và trải nghiệm thoáng đãng đặc trưng của earbud.

Tai nghe Moondrop Edge: Chống ồn, âm hay, giá hợp lý
Tai nghe Moondrop Edge: Chống ồn, âm hay, giá hợp lý

Tai nghe không dây Moondrop Edge đang thu hút sự chú ý của cộng đồng yêu âm thanh nhờ sự kết hợp giữa chất lượng âm thanh cao cấp, công nghệ chống ồn chủ động (ANC) và thời lượng pin ấn tượng. 

Loa Suca SP502 có chơi được nhạc lossless, hi-res?
Loa Suca SP502 có chơi được nhạc lossless, hi-res?

Loa Suca Audio SP502 là một mẫu loa bookshelf được nhiều người yêu thích nhờ chất âm tự nhiên, thiết kế đẹp và mức giá hợp lý. Tuy nhiên, với sự phát triển của nhạc số chất lượng cao như lossless và hi-res, nhiều người thắc mắc liệu SP502 có đủ khả năng tái tạo tốt các định dạng âm thanh này không. 

Công suất loa SUCA SP502 có đủ dùng cho phòng 15 - 20m²?
Công suất loa SUCA SP502 có đủ dùng cho phòng 15 - 20m²?

Loa SUCA Audio SP502 là một lựa chọn phổ biến trong phân khúc loa bookshelf giá rẻ, đặc biệt phù hợp với không gian phòng từ 15–20m². Tuy nhiên, nhiều người dùng vẫn băn khoăn liệu công suất và hiệu suất của loa có đáp ứng tốt trong không gian như vậy hay không. Bài viết này sẽ phân tích chi tiết để giúp bạn đưa ra quyết định chính xác.

Nên Lắp Lọc Nguồn Trước Hay Sau Biến Áp Cách Ly?
Nên Lắp Lọc Nguồn Trước Hay Sau Biến Áp Cách Ly?

Khi thiết kế hệ thống cấp nguồn cho các thiết bị điện tử, đặc biệt là trong lĩnh vực âm thanh hi-fi, việc sắp xếp thứ tự giữa bộ lọc nguồn và biến áp cách ly đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và độ ổn định của nguồn điện. Vậy nên lắp lọc nguồn trước hay sau biến áp cách ly?

TIN NỔI BẬT Xem toàn bộ
Moondrop Harmon: Chuẩn mực mới cho tai nghe in-ear
Moondrop Harmon: Chuẩn mực mới cho tai nghe in-ear

Tai nghe Moondrop Harmon là mẫu in-ear monitor (IEM) cao cấp mới nhất của thương hiệu Moondrop. Kể từ khi ra mắt, sản phẩm này nhanh chóng thu hút sự chú ý trong cộng đồng audiophile nhờ thiết kế kỹ thuật độc đáo và chất âm ấn tượng.

Moondrop U2 – Tai nghe earbud tầm trung với thiết kế độc đáo
Moondrop U2 – Tai nghe earbud tầm trung với thiết kế độc đáo

Trong phân khúc tai nghe earbud tầm trung vốn ít lựa chọn chất lượng, Moondrop U2 xuất hiện như một làn gió mới với thiết kế độc đáo và chất âm cân bằng, tự nhiên. Đây là lựa chọn hấp dẫn cho người yêu nhạc vocal, acoustic và trải nghiệm thoáng đãng đặc trưng của earbud.

Tai nghe Moondrop Edge: Chống ồn, âm hay, giá hợp lý
Tai nghe Moondrop Edge: Chống ồn, âm hay, giá hợp lý

Tai nghe không dây Moondrop Edge đang thu hút sự chú ý của cộng đồng yêu âm thanh nhờ sự kết hợp giữa chất lượng âm thanh cao cấp, công nghệ chống ồn chủ động (ANC) và thời lượng pin ấn tượng. 

Zalo Facebook 0777 300 400 0987 630 409