Khi nói về thiết bị giải mã âm thanh thì người ta thường sử dụng thuật ngữ “soundcard”. Vì vậy, người nhiều người thường cho rằng soundcard chính là DAC giải mã âm thanh. Tuy nhiên đây là quan điểm chưa hoàn toàn đúng, vì vậy bài viết dưới đây HD Audio sẽ cập nhật kiến thức cho bạn về Soundcard và DAC, cũng như sự khác nhau giữa 2 thiết bị này.
Sound Card là gì?
Soundcard là gì?
Soundcard là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các thiết bị có khả năng giải mã âm thanh cho máy tính. Soundcard có 2 loại là soundcard tích hợp và soundcard rời. Cụ thể:
- Soundcard tích hợp: Là bộ xử lý âm thanh bên trong máy tính, điện thoại hoặc TV. Thường thì soundcard tích hợp sẽ sử dụng 1 chip codec (AD/DA chip) để thực hiện giải mã âm thanh như Realtek trên máy tính hoặc Qualcomm Aqstic trên điện thoại. Thiết bị này cho chất lượng không cao và không có khả năng những định dạng cao cấp như MQA, DSD.
- Soundcard rời: Là thiết bị cho chất lượng âm thanh tốt hơn Soundcard tích hợp. Chúng cũng có khả năng giải mã được những định dạng âm thanh cao cấp hơn. Do vậy, việc sử dụng soundcard rời sẽ giúp bạn có được chất âm cao cấp, giảm nhiễu và tiếng sạch hơn. Thiết bị có thể kết nối với máy tính thông qua cổng USB, PCI-E, Thunderbolt, Ethernet hoặc wifi, bluetooth.
DAC là gì?
DAC là gì?
DAC là từ viết tắt của Digital to Analog Converter, là thiết bị hoặc 1 bộ chip IC giải mã tín hiệu nhạc số từ nguồn phát thành tín hiệu Analog có thể “nghe” được. Tín hiệu Analog xuất ra từ DAC sẽ qua 1 thiết bị/ mạch khuếch đại để bạn có thể nghe được bằng tai nghe hay loa.
Khi nói đến DAC nghĩa là nói đến USB-DAC thiết bị mà bạn dùng để cắm qua cổng USB để thực hiện giải mã âm thanh. Đầu vào tín hiệu ngoài của DAC là các cổng như Coaxial, Optical, AES, Ethernet và đầu output thường là XLR và RCA. Trường hợp có cọc loa hoặc cổng tai nghe thì thiết bị cũng đã có 1 mạch amply tích hợp.
DAC và SoundCard có điểm gì khác nhau?
DAC cũng là 1 dạng của soundcard. Tuy nhiên, nhiều người hay tách soundcard và DAC riêng. Nguyên nhân là bởi DAC là thiết bị chuyên dùng để giải mã âm thanh. Còn soundcard sẽ đa dạng hơn, chất lượng âm thanh cũng hay bằng DAC.
DAC và soundcard có gì khác nhau?
Thông thường bộ DAC sẽ giải mã chỉ 2 kênh L, R, stereo. Trong trường hợp có nhiều kênh hơn thì sản phẩm sẽ được gọi là Sound Processor, multi-channel DAC hoặc Receiver.
Ngoài tích hợp DAC thì soundcard còn được tích hợp nhiều tính năng hơn như mạch Microphone Pre-amp, hoặc AD (Analog to Digital Converter). Độ trễ thấp để monitor âm thanh theo thời gian thật, các bộ DSP và có thể có nhiều kênh trong 1 thiết bị.
Nhiều người cũng hay nói soundcard là các thiết bị gắn PCI-E trên máy tính để giải mã âm thanh. Thiết bị này có 1 ưu điểm đó là độ trễ thấp hơn so với USB. Tuy nhiên, khả năng bị nhiễu của noise sẽ cao hơn do phải chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi khả năng bị nhiễu, noise cao hơn do chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiễu xung của phần nguồn PSU. Cũng như nhiễu từ sóng EMI/RFI từ những thiết bị thu phát Wifi/ Bluetooth trong máy.
Tuy nhiên, việc Sound card sẽ có mạch giải mã D/A chưa chắc đã tệ hơn 1 chiếc USB DAC. Do có nhiều thiết bị interface có chất lượng giải mã âm thanh cực kỳ tốt, nên tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà mọi người có thể cân nhắc lựa chọn thiết bị phù hợp.
Khi nào nên sử dụng DAC, Soundcard?
Khi nào nên sử dụng soundcard?
Nếu các bạn chỉ muốn nghe nhạc đơn thuần, không có nhu cầu thu âm, chỉnh sửa thì chỉ cần dùng 1 chiếc DAC thuần với chất âm là hợp lý. Còn nếu bạn muốn tập thu âm, mixing, master, DJ thì tốt nhất các bạn nên sử dụng 1 thiết bị soundcard (interface) phù hợp với nhu cầu làm việc.
Trên đây là 1 số thông tin chia sẻ về “Soundcard Là Gì? DAC là gì? Sự khác nhau giữa Soundcard với DAC?”. Hy vọng nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích, và nếu cần tư vấn thêm về các thiết bị âm thanh, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhé!
>>> Xem thêm: [GIẢI ĐÁP] Có nên mua bộ giải mã DAC cũ không?