Nhạc Lossless là gì? Để trải nghiệm được nhạc Lossless cần những thiết bị gì?

11-02-2022 14:06:09 1849

Xu hướng từ bỏ CD chuyển sang nghe nhạc Lossless ngày càng được ưa chuộng. Thế nhưng có không ít người vẫn mơ hồ về khái niệm nhạc Lossless hay làm thế nào để trải nghiệm được nhạc Lossless hay nhất? Để trải nghiệm nhạc Lossless cần những thiết bị gì? Tất cả những thông tin đó sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Nhạc Lossless không còn là một khái niệm xa lạ!

Đối với ai đã hiểu biết về các thiết bị âm thanh thì những khái niệm như nhạc Lossless, MP3, Hi-Res hẳn đã quá quen thuộc tuy nhiên đối với một người mới bắt đầu tìm hiểu thì nó không hề đơn giản.

Hiểu đơn giản thì nhạc Lossless là một file nhạc chất lượng cao được làm ra bằng cách lấy âm thanh gốc rồi loại bỏ các dữ liệu không cần thiết. Nhạc khi được nén thành file Lossless dung lượng sẽ giảm xuống khoảng 20% đến 30% so với bản gốc. Nếu như file CD nặng khoảng 40MB thì khi nén sẽ giảm xuống còn khoảng 25 – 30 MB. Tốc độ truyền tải của file nhạc khi nén sẽ còn khoảng 1000 Kbps Như vậy có thể thấy, so với nhạc CD thì tốc độ truyền của nhạc có thể đạt được chỉ thấp hơn một ít.

Nhạc Lossless được đánh giá có chất lượng tốt hơn so với MP3, nhưng lại không bằng Hi-Res. Chất lượng âm thanh gần bằng CD, so với MP3 thì dãy âm của nó âm trầm và chi tiết hơn.

Như vậy, nhạc Lossless có chất lượng nhạc ngang ngửa với nghe nhạc CD gốc nhưng chi phí bỏ ra để nghe nhạc lại rẻ hơn rất nhiều.

Đặc điểm của nhạc Lossless

Nhạc Lossless, được hiểu là các bản nhạc thay vì được lưu dưới file CD thì nay được nén lại và lưu trữ dưới dạng số trong các thiết bị nghe nhìn. Những bản nhạc được lưu trữ dưới dạng này còn có thể được sao chép, truyền tải trực tiếp giữa các thiết bị số hay qua việc kết nối internet. Có hai cách để nén file nhạc đó là nén không bảo toàn dữ liệu và nén bảo toàn dữ liệu.

– Lossless Compression – Nén bảo toàn dữ liệu

Khi người nhận muốn xem được file, họ phải thực hiện giải nén. Sau khi giải nén, tất cả các file nhỏ bên trong đều được bảo toàn mà không thất thoát đi một đơn vị dữ liệu nào.

Ưu điểm: Dữ liệu vừa được thu gọn (bằng cách tìm ra những đoạn dữ liệu giống nhau rồi thu gọn chúng lại ) vừa không bị gây ảnh hưởng.

Nhược điểm: Tỷ lệ nén rất thấp, chỉ thu gọn được khoảng 30% kích thước dữ liệu. Một số dạng Lossless Compression: FLAC, ALAC, APE,…

– Lossy Compression – Nén không bảo toàn dữ liệu

Lossy Compression là định dạng nén không bảo toàn dữ liệu bởi nó sẽ làm mất đi một phần dữ liệu không cần thiết trong quá trình nén để giảm bớt dung lượng của file nhạc.

Bên cạnh ưu điểm truyền tải thông tin nhanh và tiết kiệm dữ liệu, Lossy Compression cũng xuất hiện nhược điểm là chất lượng của một bản nhạc bị giảm đi rất nhiều so với bản nhạc gốc.

Và mặc dù đã giữ lại những âm thanh chính và thay các chi tiết phụ bằng các tín hiệu phục hồi nhưng kết quả vẫn không khá hơn. Vậy nên phương pháp này vẫn còn nhiều điều không khả thi đối với việc cung cấp trọn vẹn âm thanh gốc đến người nghe.

Để trải nghiệm nhạc Lossless được tuyệt vời nhất, bạn cần những gì?

Để có được những trải nghiệm âm thanh tuyệt vời và chất lượng, các bạn cần nắm chắc những lưu ý dưới đây để tìm mua dàn âm thanh hỗ trợ nghe nhạc Lossless phù hợp nhất nhé.

Tìm nhạc Lossless: Các bạn có thể tìm nguồn nhạc trên các Web chuyên về nhạc Lossless, các diễn đàn nhạc Lossless,.. để tìm được nguồn nhạc miễn phí hoặc có trả phí thì cũng thấp hơn nhiều.

Sử dụng thiết bị chất lượng: Để chơi nhạc Lossless, trước tiên bạn phải chuẩn bị đầy đủ các thiết bị cần thiết sau:

> Thiết bị lưu trữ: Là thiết bị dùng để lưu file nhạc. Các thiết bị này có thể là ổ cứng, USB, thẻ nhớ, máy nghe nhạc Lossless, điện thoại,…

> Thiết bị đọc dữ liệu: Là thiết bị dùng để đọc dữ liệu file nhạc chứa trong thiết bị lưu trữ là máy tính, laptop, TV box, Music sever, Dac dùng để đọc USB.

> DAC giải mã âm thanh: Đây được xem là thiết bị quan trọng nhất trong hệ thống thiết bị chơi nhạc Lossless. DAC chịu trách nhiệm tiếp nhận dữ liệu đầu vào từ thiết bị đọc để thực hiện xử lý dữ liệu và gửi tín hiệu đã giải mã đến Amply.

> Dây kết nối Digital và Analog: Dây dùng để kết nối máy tính và Dac được gọi chung là dây Digital bao gồm các loại: Dây USB, dây Optical, dây Coaxial,…

> Amply nghe nhạc + loa nghe nhạc: Loa và Amply là 2 thiết bị có mối liên hệ mật thiết với nhau về công suất. Nên trong lúc lựa chọn, bạn nên lưu ý chọn 2 thiết bị có công suất phù hợp với nhau.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ từ HD Audio tới bạn đọc về vấn đề “Nhạc Lossless là gì? Để trải nghiệm được nhạc Lossless cần những thiết bị gì?”. Hy vọng bài viết đã đưa tới cho các bạn những thông tin hữu ích nhất. Nếu các bạn có thắc mắc hay cần tư vấn thêm về nhạc Lossless thì hãy liên hệ tới HD Audio ngay nhé.

Xem thêm: 50hz, 60hz trên các thiết bị như CD, Amply… nghĩa là gì?

BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Dây loa đắt tiền có thực sự tạo nên sự khác biệt?
Dây loa đắt tiền có thực sự tạo nên sự khác biệt?

Có người tin rằng việc đầu tư vào dây loa đắt tiền là yếu tố then chốt để tối ưu hóa hệ thống âm thanh, trong khi người khác lại cho rằng đó chỉ là “món đồ trang sức” không mang lại giá trị thực tế. Vậy dây loa đắt tiền có thực sự tạo nên sự khác biệt?

HDMI hay Optical: Cổng nào cho trải nghiệm âm thanh tối ưu?
HDMI hay Optical: Cổng nào cho trải nghiệm âm thanh tối ưu?

Khi thiết lập hệ thống giải trí tại gia, việc lựa chọn cổng kết nối âm thanh giữa các thiết bị như TV, đầu phát hay dàn loa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm nghe nhìn. Trong số các tùy chọn phổ biến hiện nay, HDMI và Optical là hai chuẩn kết nối kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi nhất. 

Nên nâng cấp dây tín hiệu hay dây loa? Cái nào quan trọng
Nên nâng cấp dây tín hiệu hay dây loa? Cái nào quan trọng

Khi nâng cấp hệ thống âm thanh, nhiều người phân vân giữa việc nên đầu tư vào dây tín hiệu hay dây loa trước. Cả hai loại dây đều đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải âm thanh, nhưng tùy vào cấu hình hệ thống và mục tiêu nâng cấp, việc ưu tiên lựa chọn sẽ khác nhau.​

Amply Suca Audio M-99E Pro: Nhỏ nhưng có võ – nghe là mê
Amply Suca Audio M-99E Pro: Nhỏ nhưng có võ – nghe là mê

Trong vô vàn lựa chọn amply trên thị trường hiện nay, SUCA Audio M-99E Pro nổi bật như một "chiến binh tí hon" có thể dễ dàng kéo được cả những cặp loa bookshelf công suất vừa đến lớn, mà vẫn đảm bảo được độ tinh tế trong từng nốt nhạc.

Bộ giải mã DAC cho tivi là gì? Bí quyết cho âm thanh "đã tai"
Bộ giải mã DAC cho tivi là gì? Bí quyết cho âm thanh "đã tai"

Tivi nhà bạn hình ảnh đẹp, nhưng âm thanh có khiến bạn ‘đã tai’ chưa? Nếu câu trả lời là “chưa đã lắm”, thì có thể bạn đang thiếu một “mảnh ghép quan trọng” – đó chính là bộ giải mã DAC cho tivi.

Amply có tích hợp DAC là gì? Lợi ích khi sử dụng
Amply có tích hợp DAC là gì? Lợi ích khi sử dụng

Amply có tích hợp DAC là thiết bị kết hợp ampli và bộ chuyển đổi tín hiệu số sang analog, mang lại giải pháp âm thanh tiện lợi và hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tính năng, lợi ích và lý do tại sao amply tích hợp DAC là lựa chọn lý tưởng cho hệ thống âm thanh của bạn.

TIN NỔI BẬT Xem toàn bộ
Dây loa đắt tiền có thực sự tạo nên sự khác biệt?
Dây loa đắt tiền có thực sự tạo nên sự khác biệt?

Có người tin rằng việc đầu tư vào dây loa đắt tiền là yếu tố then chốt để tối ưu hóa hệ thống âm thanh, trong khi người khác lại cho rằng đó chỉ là “món đồ trang sức” không mang lại giá trị thực tế. Vậy dây loa đắt tiền có thực sự tạo nên sự khác biệt?

HDMI hay Optical: Cổng nào cho trải nghiệm âm thanh tối ưu?
HDMI hay Optical: Cổng nào cho trải nghiệm âm thanh tối ưu?

Khi thiết lập hệ thống giải trí tại gia, việc lựa chọn cổng kết nối âm thanh giữa các thiết bị như TV, đầu phát hay dàn loa là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm nghe nhìn. Trong số các tùy chọn phổ biến hiện nay, HDMI và Optical là hai chuẩn kết nối kỹ thuật số được sử dụng rộng rãi nhất. 

Nên nâng cấp dây tín hiệu hay dây loa? Cái nào quan trọng
Nên nâng cấp dây tín hiệu hay dây loa? Cái nào quan trọng

Khi nâng cấp hệ thống âm thanh, nhiều người phân vân giữa việc nên đầu tư vào dây tín hiệu hay dây loa trước. Cả hai loại dây đều đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải âm thanh, nhưng tùy vào cấu hình hệ thống và mục tiêu nâng cấp, việc ưu tiên lựa chọn sẽ khác nhau.​

Zalo Facebook 0777 300 400 0987 630 409